Danh mục công cụ dụng cụ
Khai báo danh mục công cụ dụng cụ cũng tương tự như khai báo bên TSCĐ, các bạn chỉ lưu ý là nếu CCDC mua về đã qua sử dụng thì cột Nguyên giá chính là Gía trị còn lại của mã CCDC đó.
Vì giá trị tính của CCDC ghi nhận trên tài khoản 242 cũng chính là giá trị còn lại.
Đối với CCDC thông thường sẽ phát sinh ở hai trường hợp : Mua CCDC về đưa vào sử dụng ngay và Mua CCDC về nhập kho sau đó xuất ra sử dụng, cho thuê.
12.2.1 Mua CCDC về đưa vào sử dụng ngay.
Định khoản
Nợ TK 242 (TT200) Giá trị công cụ, dụng cụ (CCDC phân bổ nhiều lần)
Nợ TK 623, 627, 641, 642 Giá trị công cụ, dụng cụ (CCDC phân bổ 1 lần và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh)
Nợ TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán
Trường hợp hạch toán treo qua tài khản 242 ( CCDC phân bổ nhiều lần) các bạn có thể hạch toán vào phiếu chi, phiếu báo nợ hoặc phiếu kế toán khác. Sau đó các bạn vào danh mục CCDC để khai báo mã CCDC cần phân bổ.
12.2.2 Mua CCDC về nhập kho sau đó xuất ra sử dụng, cho thuê.
Định khoản
1. Khi mua CCDC về nhập kho
Nợ TK 153 Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán
2. Khi xuất kho CCDC ra sử dụng, cho thuê
- Trường hợp CCDC phân bổ 1 lần
Nợ TK 154 Bộ phận sản xuất (TT 133)
Nợ TK 623 Chi phí máy thi công
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152, 153, 155, 156 100% giá trị CCDC (Xuất CCDC, thành phẩm hoặc hàng hóa trong kho ra sử dụng như CCDC)
- Trường hợp CCDC phân bổ nhiều lần
Nợ TK 242 Chi phí trả trước
Có TK 152, 153, 155, 156 100% giá trị CCDC (Xuất CCDC, thành phẩm hoặc hàng hóa trong kho ra sử dụng như CCDC)
3. Cuối kỳ, thực hiện phân bổ CCDC vào chi phí (trường hợp CCDC phân bổ nhiều lần)
Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642 Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ
Có TK 242
Quy trình thực hiện trong phần mềm :
Nhập mua CCDC :
Đường dẫn : Chứng từ / Mua hàng – phải trả/ Phiếu nhập kho
Tiếp theo xuất kho CCDC ra sử dụng
Đường dẫn : Chứng từ / Hàng tồn kho / Phiếu xuất kho
Khai báo CCDC
Đường dẫn : TSCĐ & CCDC ----> Công cụ dụng cụ ----> Danh mục công cụ dụng cụ
- Chi tiết công cụ : (1)
- Số chứng từ : Số chứng từ CCDC
- Ngày CT: Ngày CCDC được đưa vào sử dụng
- Loại tăng giảm: Chọn mã tăng CCDC tương ứng
- Ngày tăng giảm: ngày mà bạn muốn khai báo tăng (giảm) CCDC
- Mã bộ phận: Chọn mã bộ phận theo dõi mã CCDC này
- Mã nguồn vốn: chọn mã nguồn vốn phát sinh
- Nguyên giá: Giá trị CCDC trước thuế
- Giá trị hao mòn: giá trị đã hao mòn của CCDC, trường hợp CCDC mua mới thì bạn để trống
- Số tháng: Số tháng đã tính hao mòn
- Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn ( phần mềm sẽ tự nhảy giá trị)
- Tính khấu hao: Chọn C là có tính Khấu hao; K là không tính khấu hao
- Ngày bắt đầu: Ngày bạn bắt đầu tính khấu hao cho CCDC
- Giá trị tính: = Nguyên giá
- Số tháng KH: Số tháng bạn muốn khấu hao
- Giá trị KH: chính là giá trị khấu hao của 1 tháng (phần mềm tự tính)
- Chi tiết hạch toán : (2)
Các bạn khai báo xong chi tiết CCDC bấm Ghi lại rồi mở lại form khai báo bấm vào mục Hạch toán khấu hao (2) để khai báo chi tiết các bút toán hạch toán khấu hao.
Lưu ý các bạn chỉ cần khai báo dòng đầu tiên sau đó bấm F4 phần mềm sẽ tự động copy khai báo cho đủ 12 dòng tương ứng với 12 tháng. Cần phải khai báo đủ 12 dòng, còn CCDC sẽ tính phân bổ căn cứ vào ngày bắt đầu tính khấu hao mà các bạn khai báo.
Các bạn cũng có thể khai báo phần hạch toán vào các tài khoản khác nhau theo từng tháng, tùy thuộc vào nhu cầu hạch toán phát sinh. Nếu tài khoản hạch toán có theo dõi các tính chất như : Đối tượng, phân xưởng, mã công trình sản phẩm hay khoản mục phí các bạn cần khai báo đầy đủ theo tính chất của tài khoản thì mới lưu được.
- Chi tiết phụ kiện CCDC: Dùng để khai báo thêm phụ kiện đi kèm với CCDC đó.
- Chi tiết dừng khấu hao CCDC: Dùng trong trường hợp bạn muốn dừng khấu hao của CCDC đó trong 1 khoảng thời gian, sau khoảng thời gian đó phần mềm sẽ vẫn tiếp tục tính khấu hao đến hết.
Created with the Personal Edition of HelpNDoc: Free CHM Help documentation generator